Doanh nghiệp chuyển hướng kinh doanh trong đại dịch Covid-19

Ngày đăng: 01:28 AM, 17/08/2020 - Lượt xem: 501

Đến thời điểm này, Việt Nam đã cơ bản kiểm soát được dịch Covid-19 và bắt tay vào khôi phục kinh tế. Để có được thành công này, ngoài sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, các bộ, ban, ngành, còn có sự đồng lòng, góp sức của các doanh nghiệp (DN) trong việ

Toàn cảnh hội thảo

 

DN chủ động thích nghi

 

Chiều ngày 24/4, Tạp chí Diễn đàn DN phối hợp với Hội Bảo vệ Người tiêu dùng tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề "DN với người tiêu dùng chung tay trong đại dịch Covid-19".

Phát biểu tại diễn đàn, bà Lý Kim Chi - Chủ tịch Hội Lương thực - Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh (TP. HCM) cho biết, thời gian đầu, khi dịch bệnh mới xảy ra, nhiều DN rơi vào thế bị động và chưa sẵn sàng, nhưng đến thời điểm này, các DN, đặc biệt là nhóm DN sản xuất tiêu dùng và lương thực thực phẩm đã chủ động thích nghi với bối cảnh dịch bệnh.

 

Bằng chứng thể hiện là trong khi nhiều nước trên thế giới xảy ra tình trạng thiếu thốn hàng hoá tiêu dùng, lương thực thực phẩm thì tại TP. HCM nói riêng và trên cả nước nói chung không hề có tình trạng này xảy ra. Đặc biệt, giá cả hàng hoá các mặt hàng thiết yếu không có sự tăng giá nhiều gây ảnh hưởng tới thị trường, nếu có chỉ là một nhóm và ngay lập tức Chính phủ đã kiên quyết chỉ đạo để ổn định trở lại. “Tôi muốn nói rằng, không phải tự nhiên DN có tâm thế để vào cuộc, mà có sự chỉ đạo quyết liệt từ chính quyền đến sở ngành. Cứ 2 - 3 ngày DN chúng tôi tổ chức họp một lần để xây dựng kịch bản ứng phó dịch, lên phương án sản xuất, giữ giá cả sản phẩm, ổn định thị trường”- bà Chi cho biết.

 

Cùng với đó, trong điều kiện khó khăn do dịch bệnh Covid-19 nhưng DN đều đảm bảo chất lượng hàng hóa đến tay người tiêu dùng. Đạo đức kinh doanh của DN luôn được đặt lên hàng đầu.

Ông Phan Văn Dũng - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Việt Nam Kỹ nghệ súc sản (VISSAN) cho biết, giai đoạn trước tết, do ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch tả heo nên nguồn cung nguyên liệu thịt bị ảnh hưởng lớn, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao. Tuy nhiên, công ty là một trong những đơn vị tham gia làm bình ổn, có cam kết với UBND TP. HCM để giữ giá trong chu kỳ bình ổn.

 

Thời điểm từ 15/1 đến nay, dịch Covid-19 khiến giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, công ty phải mua nguyên liệu đầu vào với mức giá dao động từ 90.000 đồng đến 95.000 đồng/kg. Tuy nhiên, công ty vẫn đảm bảo nhập hàng để cung cấp đủ nguồn cung. 

 

"Chúng tôi đảm bảo cung cấp đủ cho người tiêu dùng và đảm bảo giá cả ở mức bình ổn" - ông Dũng khẳng định.

Ông Hồ Tùng Bách - Phó Trưởng phòng Bảo vệ người tiêu dùng, Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương) cho biết, trong thời khắc khó khăn, nhiều ngành hàng đã thể hiện tốt trách nhiệm xã hội của DN. Ví dụ như ngành hàng không, dù tổn thất nặng nặng nề nhưng các hãng hàng không vẫn tổ chức các chuyến bay vào tâm dịch để đưa người Việt về nước. Hay các công ty may mặc đã nhanh chóng chuyển hướng sản xuất khẩu trang chất lượng tốt, giá cả phải chăng cho người tiêu dùng.

Tuy nhiên, đâu đó vẫn còn một số tổ chức, cá nhân lợi dụng dịch bệnh để trục lợi như nâng giá bán khẩu trang giai đoạn đầu chống dịch, bán thiết bị y tế kém chất lượng, hàng giả...

 

Đẩy mạnh bán hàng online

 

Bà Lý Kim Chi cho rằng, song song với kiểm soát dịch bệnh Covid-19, chúng ta phải phát triển kinh tế. Với ngành chế biến lương thực, thực phẩm có 2 loại hình phân tách, một loại hưởng lợi, một loại chịu nhiều thiệt hại từ dịch Covid-19. Tâm lý chung của các DN là cần các hỗ trợ từ cơ quan nhà nước. Hiện, các gói hỗ trợ của Nhà nước đã có một phần được thực hiện đến DN nhỏ và vừa, nhưng trong ngành chế biến lương thực thực phẩm, nhiều DN cho biết, chưa thể tiếp cận ngay với gói hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước. "Chúng tôi đề xuất đẩy nhanh các gói hỗ trợ tới tay DN" - bà Chi nói.

 

Hiện nay, có hơn 60% sản lượng lương thực thực phẩm được xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, tương ứng 60% sản lượng này gặp khó khi các thị trường này đóng cửa vì Covid-19. Điều này đặt ra yêu cầu DN phải “tự thân vận động”, cùng với chính sách hỗ trợ từ Nhà nước, DN phải linh động đổi mới thị trường. Tuy nhiên việc cơ cấu lại thị trường xuất khẩu chưa làm được ngay. Do đó, DN phải hướng phát triển thị trường nội địa, mở kênh online để người tiêu dùng có thể gọi đặt hàng trực tuyến. Như vậy, dịch vừa rồi cũng là thời cơ với các DN trước đây ít chú trọng tới bán hàng trực tuyến, nay phải thay đổi.

 

Theo ông Phan Văn Dũng, ngay từ tháng 2/2020, công ty đã nhanh bán hàng qua số hotline của công ty. Sau Chỉ thị 16 của Chính phủ về cách ly xã hội và giãn cách xã hội, người tiêu dùng đã hạn chế tới siêu thị nên buộc công ty phải tiến hành bán hàng qua hình thức này để phục vụ người tiêu dùng. “Với 55 cửa hàng giới thiệu sản phẩm, chúng tôi sẽ tạo thành 55 kho hàng ở khắp nội, ngoại thành và người tiêu dùng chỉ cần gọi hotline là mua được hàng. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đẩy nhanh website của công ty, đồng thời đưa hàng lên sàn thương mại điện tử như Lazada, Tiki… ” - ông Dũng cho hay.

 

 

Kinh doanh online tại nhà

Kinh doanh online tại nhà

10:39 AM, 13/01/2020
Kinh doanh online tại nhà
Những mặt hàng kinh doanh online hiệu quả năm 2018

Những mặt hàng kinh doanh online hiệu quả năm 2018

10:39 AM, 13/01/2020
Những mặt hàng kinh doanh online hiệu quả năm 2018
Bí quyết sử dụng live stream bán hàng hiệu quả

Bí quyết sử dụng live stream bán hàng hiệu quả

10:39 AM, 13/01/2020
Bí quyết sử dụng live stream bán hàng hiệu quả
Những Khó Khăn Trong Bán Hàng Online Và Phương Hướng Khắc Phục

Những Khó Khăn Trong Bán Hàng Online Và Phương Hướng Khắc Phục

10:39 AM, 13/01/2020
Những Khó Khăn Trong Bán Hàng Online Và Phương Hướng Khắc Phục
ĐƠN VỊ HỢP TÁC

ĐƠN VỊ HỢP TÁC

ĐƠN VỊ HỢP TÁC

ĐƠN VỊ HỢP TÁC

ĐƠN VỊ HỢP TÁC

ĐƠN VỊ HỢP TÁC

ĐƠN VỊ HỢP TÁC

ĐƠN VỊ HỢP TÁC

ĐƠN VỊ HỢP TÁC

ĐƠN VỊ HỢP TÁC

ĐƠN VỊ HỢP TÁC

ĐƠN VỊ HỢP TÁC

ĐƠN VỊ HỢP TÁC

ĐƠN VỊ HỢP TÁC

ĐƠN VỊ HỢP TÁC

ĐƠN VỊ HỢP TÁC

ĐƠN VỊ HỢP TÁC

ĐƠN VỊ HỢP TÁC

ĐƠN VỊ HỢP TÁC

ĐƠN VỊ HỢP TÁC

ĐƠN VỊ HỢP TÁC

ĐƠN VỊ HỢP TÁC

ĐƠN VỊ HỢP TÁC

ĐƠN VỊ HỢP TÁC

ĐƠN VỊ HỢP TÁC

ĐƠN VỊ HỢP TÁC

ĐƠN VỊ HỢP TÁC

ĐƠN VỊ HỢP TÁC

ĐƠN VỊ HỢP TÁC

ĐƠN VỊ HỢP TÁC

ĐƠN VỊ HỢP TÁC

ĐƠN VỊ HỢP TÁC

ĐƠN VỊ HỢP TÁC

ĐƠN VỊ HỢP TÁC

ĐƠN VỊ HỢP TÁC

Zalo Chat
Gọi ngay: 1900 066 661